Gỗ MDF Veneer là một loại vật liệu nội thất ngày càng được ưa chuộng bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa tính thẩm mỹ, độ bền và giá thành hợp lý. Vậy gỗ MDF veneer là gì ? Những ưu điểm nổi bật của nó là gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết này của Yên Lâm nhé!
1. Gỗ MDF phủ veneer là gì
Gỗ MDF phủ veneer là một loại gỗ công nghiệp được tạo ra bằng cách kết hợp gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) với lớp veneer gỗ tự nhiên hoặc veneer nhân tạo. Đây là một loại vật liệu nội thất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp sang trọng, đa dạng mẫu mã (nhờ lớp veneer bề mặt ), giá thành hợp lý và độ bền cao.
Gỗ MDF phủ veneer là gì?
Xem thêm:
2. Cấu tạo gỗ MDF veneer là gì?
Gỗ MDF phủ veneer là loại vật liệu cao cấp được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất. Cấu tạo của nó bao gồm 2 thành phần chính:
Cốt gỗ MDF
- Được làm từ bột sợi gỗ nghiền mịn, trộn với chất phụ gia và ép dưới áp suất cao.
- Có 3 loại cốt gỗ phổ biến: MDF thường, MDF lõi xanh (chống ẩm) và MDF chống cháy
- Quy cách tiêu chuẩn: 1220mm x 2440 mm.
- Độ dày đa dạng: 3, 6, 9, 12, 15, 17, 18, 21, 25 mm.
Lớp phủ Veneer
- Bề mặt veneer/tấm phủ veneer là lớp gỗ mỏng được lạng từ thân cây gỗ tự nhiên như sồi, óc chó, xoan đào, tần bì, giẻ gai, tràm, gỗ đỏ, gỗ thích,…
- Độ dày từ 0,3 – 0,6mm.
- Bề mặt mang màu sắc và đường vân giống y như gỗ tự nhiên.
- Ngoài ra, còn có loại veneer kỹ thuật có màu sắc, vân gỗ, kích thước định sẵn
3. Các thông số kỹ thuật của MDF veneer là gì?
Tiêu chuẩn
Để sản xuất ra gỗ MDF phủ veneer có thể đưa vào sử dụng trong thiết kế – thi công các công trình nội thất cần đạt một số tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn về chất lượng cốt gỗ MDF:
-
-
- E1: Tiêu chuẩn Châu Âu, hàm lượng Formaldehyde thấp (≤ 0,009mg/m3), an toàn cho sức khỏe.
- CARB P2: Tiêu chuẩn California, hàm lượng Formaldehyde thấp (≤ 0,11 mg/m3), phù hợp cho nội thất gia đình.
-
- Tiêu chuẩn về chất lượng tấm phủ veneer:
-
- Độ dày tối thiểu: Veneer có độ dày từ 0,3mm đến 0,6mm.
- Bề mặt: Bề mặt Veneer phải nhẵn mịn, không sần sùi, không có gợn sóng.
- Màu sắc: Màu sắc Veneer phải đồng đều, không có đốm đen, đốm trắng.
Ngoài ra, với từng các đơn vị khác nhau các tiêu chuẩn cũng được thêm vào quy trình kiểm tra như: về độ bám dính, độ bền, tính thẩm mỹ,…
Kích thước
Tiêu chí | Thông số kích thước |
Kích thước | 1220mm x 2440mm |
Độ dày |
|
Dung sai độ dày | Không quá 0.5mm |
4. Phân loại ván MDF phủ veneer
MDF thường phủ veneer
MDF thường phủ veneer là loại cơ bản nhất trong dòng sản phẩm gỗ MDF. Vật liệu được sản xuất từ sợi gỗ kết hợp với keo công nghiệp. Ngoài ra, trên bề mặt sẽ phủ lớp veneer thường lạng từ các loại gỗ từ các loại gỗ tự nhiên như: sồi, bạch đàn, hay keo,… có đặc tính về màu sắc và vân gỗ đa dạng. Với MDF thường phủ veneer sẽ thường được sử dụng cho các ứng dụng không đặc biệt yêu cầu khả năng chịu ẩm hoặc chống cháy.
Sản phẩm MDF thường phủ veneer
MDF chống ẩm lõi xanh phủ veneer
Đặc biệt hơn với MDF thường phủ veneer, vật liệu MDF chống ẩm lõi xanh được gia công để chống ẩm, mối/mọt tốt. Phần lõi xanh chỉ ra rằng sản phẩm này có khả năng chống ẩm tốt hơn so với MDF thông thường. Chính yếu tố này làm cho nó phù hợp hơn trong việc ứng dụng sản phẩm tại những nơi có độ ẩm cao.
Sản phẩm MDF chống ẩm lõi xanh phủ veneer
5. Quy trình sản xuất MDF phủ veneer
Quy trình sản xuất MDF phủ veneer đòi hỏi sự sử dụng máy móc hiện đại và kỹ năng cao của các thợ lành nghề. Chỉ khi đạt được điều này, sản phẩm mới có thể đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng. Việc phủ veneer lên cốt gỗ MDF đòi hỏi sự chính xác và tinh tế từ những bước nhỏ nhất, tránh tình trạng cạnh dán bị bong tróc và đảm bảo tuổi thọ sản phẩm.
Quy trình sản xuất phủ veneer ở các nhà máy thường bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Tráng keo gỗ lên toàn bộ bề mặt cốt gỗ.
- Bước 2: Dán veneer lên bề mặt gỗ đã được tráng keo, đòi hỏi sự chính xác và kỹ năng để đảm bảo việc dán veneer đồng đều và chính xác.
- Bước 3: Đưa vào máy ép, có thể ép nguội hoặc ép nóng, với việc điều chỉnh nhiệt độ và thời gian ép phù hợp để đảm bảo bề mặt sản phẩm phẳng và đồng đều. Các kỹ thuật ghép veneer khác nhau cũng được áp dụng để tạo ra những bề mặt phong phú và độc đáo cho sản phẩm.
- Bước 4: Cuối cùng, bề mặt được chà nhám và cạnh được hoàn thiện để tạo ra sản phẩm gỗ MDF phủ veneer với vẻ đẹp và chất lượng tốt nhất.
Quy trình sản xuất MDF phủ veneer đòi hỏi sự chính xác để đảm bảo tuổi thọ sản phẩm
6. Ưu nhược điểm của gỗ MDF phủ veneer là gì?
Về ưu điểm của gỗ MDF phủ veneer
- Tính thẩm mỹ cao: Gỗ MDF phủ veneer mang lại vẻ đẹp tự nhiên của gỗ thật với đường vân và màu sắc tự nhiên, tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian nội thất.
- Đa dạng về mẫu mã: Có sẵn nhiều lựa chọn về màu sắc, vân gỗ và mẫu mã, giúp phù hợp với mọi phong cách thiết kế nội thất và nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Độ ổn định cao: Vật liệu này có độ ổn định cao, giảm thiểu tình trạng cong vênh, co ngót trong quá trình sử dụng.
- Hạn chế mối mọt và tăng tuổi thọ sử dụng: Cả cốt gỗ và veneer đều đã được loại bỏ tạp chất và sử dụng chất phụ gia trong quá trình sản xuất. Chính yếu tố này sẽ giúp hạn chế mối mọt và tăng tuổi thọ sử dụng.
- Bề mặt đẹp và tự nhiên: Gỗ MDF phủ veneer mang lại bề mặt đẹp, với đường vân và màu sắc tự nhiên không thua kém gì gỗ thật.
- Thân thiện môi trường, Tiết kiệm nguyên liệu: Bột gỗ để sản xuất mdf thường sử dụng các thành phần bỏ đi của cây (cành, nhánh), nên sử dụng gỗ MDF giúp tiết kiệm nguyên liệu gỗ tự nhiên, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
- Dễ dàng vận chuyển và lắp đặt: Gỗ MDF nhẹ hơn so với gỗ thật, giúp dễ dàng trong việc vận chuyển và lắp đặt sản phẩm.
Gỗ MDF phủ veneer được ứng dụng trong ngành nội thất nhờ tính thẩm mỹ cao
Nhược điểm của gỗ MDF phủ veneer
- Tuổi thọ sử dụng không cao: Thời gian sử dụng tấm MDF không cao bằng gỗ tự nhiên hoặc tấm ván ép (plywood)
- Dễ bị hỏng khi di chuyển: Gỗ MDF phủ veneer dễ bị bong, nứt gãy nếu di chuyển nhiều, do đó nên hạn chế di chuyển sản phẩm. Ngoài ra gỗ MDF không phù hợp cho việc tháo vít và lắp vít nhiều lần.
- Dễ bị mối mọt, nấm: So với các bề mặt phủ nhân tạo (melamine, laminate), gỗ MDF phủ veneer dễ bị mối mọt, nấm mốc hơn, đặc biệt khi không dùng hóa chất tẩy rửa phù hợp.
- Dễ bị hư hỏng do ẩm: Mặc dù veneer có độ chống ẩm tốt, nhưng nếu gỗ MDF tiếp xúc với nước trong thời gian dài có thể dễ dàng bị hỏng và bong tróc.
- Khả năng chịu lực và độ bền thấp hơn: Gỗ MDF không có độ bền và khả năng chịu lực tốt như gỗ thật, có thể dễ bị biến dạng và hỏng hóc nếu không được sử dụng đúng cách.
7. Ứng dụng của MDF veneer là gì?
Gỗ MDF phủ veneer được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nội thất và xây dựng, nhờ vào những ưu điểm về tính thẩm mỹ và độ bền. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của gỗ MDF phủ veneer:
- Nội thất gia đình: tủ, kệ sách, bàn ăn, bàn làm việc, ghế sofa và giường ngủ.
- Nội thất văn phòng: Trong các không gian văn phòng, gỗ MDF phủ veneer thường được sử dụng để làm bàn làm việc, tủ hồ sơ, kệ sách và các vật dụng trang trí khác.
- Thiết kế nội thất ngoại thất: Gỗ MDF phủ veneer cũng có thể được sử dụng trong các dự án thiết kế nội thất ngoại thất như cửa ra vào, cửa sổ, và bức tường ốp.
- Trang trí nội thất: Bằng cách sử dụng gỗ MDF phủ veneer trong các sản phẩm trang trí như tranh treo tường, ốp tường, và bảng thông báo,…
- Các dự án xây dựng: Ngoài các ứng dụng nội thất, gỗ MDF phủ veneer cũng có thể được sử dụng trong các dự án xây dựng như ốp tường, trần nhà, và sàn nhà để tạo điểm nhấn thẩm mỹ và nâng cao giá trị của công trình.
Gỗ MDF phủ veneer được sử dụng rộng rãi trong thiết kế và thi công nội thất
8. Báo giá gỗ MDF veneer
Loại gỗ MDF | Báo giá gỗ MDF phủ veneer tự nhiên | Báo giá ván MDF phủ veneer kỹ thuật |
Gỗ LDF thường (1220x2440mm) | Liên hệ | Liên hệ |
Gỗ MDF thường (1220x2440mm) | Liên hệ | Liên hệ |
Gỗ MDF chống ẩm LMR (1220x2440mm) | Liên hệ | Liên hệ |
Gỗ MDF chống ẩm MMR (1220x2440mm) | Liên hệ | Liên hệ |
Ván Carb P2 (1220x2440mm) | Liên hệ | Liên hệ |
Lưu ý:
- Giá gỗ MDF phủ veneer có thể thay đổi tùy theo độ dày, kích thước, thương hiệu và số lượng đặt hàng.
- Giá gỗ MDF phủ veneer luôn biến động theo thị trường. Vì vậy để nhận được báo giá chính xác nhất, bạn vui lòng liên hệ với Yên Lâm theo thông tin dưới đây để nhận được báo giá mới nhất
- Email: yenlamcompany@gmail.com
- Hotline: 028 7300 4556
- Zalo: 0903796367
TƯ VẤN & BÁO GIÁ
9. Mua ván MDF phủ veneer ở đâu?
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm cung cấp ván gỗ MDF phủ veneer thì không thể bỏ qua Công ty TNHH Yên Lâm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp nội thất và xây dựng, Yên Lâm đã khẳng định được vị thế của mình như một trong những địa điểm hàng đầu cung cấp MDF phủ veneer uy tín.
Tại Yên Lâm, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao. Mọi sản phẩm sẽ được sản xuất từ nguyên liệu tốt nhất và được gia công bởi những người thợ lành nghề. Sự kết hợp giữa cốt gỗ MDF chắc chắn và lớp veneer tự nhiên sang trọng giúp sản phẩm của chúng tôi có vẻ đẹp tự nhiên và độ bền bỉ vượt trội.
Mua MDF phủ veneer ở đâu? Yên Lâm trao uy tín, tạo niềm tin đến khách hàng
Trên đây là các thông tin trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “MDF veneer là gì?” Ngoài ra chúng tôi cũng cung cấp các thông tin mở rộng về ưu nhược điểm, báo giá ván MDF veneer. Nếu bạn đang tìm kiếm và cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé!
- Địa chỉ: 77 Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Email: yenlamcompany@gmail.com
- Hotline: 028 7300 4556
- Zalo: 0903796367