1. Định nghĩa gỗ MDF là gì?
Gỗ MDF là gì? Gỗ MDF là gỗ gì? Gỗ MDF hay ván gỗ MDF là viết tắt của Medium Density Fiberboard, ván sợi gỗ mật độ trung bình. Đây là loại ván gỗ công nghiệp được sản xuất từ các sợi gỗ (hay bột gỗ) nghiền mịn, trộn với keo và các chất phụ gia khác, sau đó ép dưới áp suất và nhiệt độ cao.
Gỗ công nghiệp MDF hay ván gỗ MDF là viết tắt của Medium Density Fiberboard
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Gỗ MDF là một loại gỗ công nghiệp tương đối mới, với lịch sử phát triển chỉ hơn 60 năm.
- Những năm 1900: Có nhiều phát minh liên quan đến ván sợi nén, tiền thân của ván MDF
- Năm 1964: Nhà nghiên cứu Gerald E. Henneman (Mỹ) được cấp bằng sáng chế cho quy trình sản xuất MDF hiện đại.. Giai đoạn đầu, gỗ MDF được sử dụng chủ yếu cho các mục đích công nghiệp như sản xuất đồ nội thất văn phòng, kệ sách,…
- 1970s – 1980s: Phát triển mạnh mẽ với nhu cầu tăng cao về gỗ MDF do giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên và khả năng ứng dụng rộng rãi. Minh chứng khi chỉ sau 6 năm phát triển sản lượng tiêu thụ đạt 133,000m3/năm và đã có 3 nhà máy đặt ở Mỹ.
- 1990s – nay: Trở thành vật liệu phổ biến phát triển để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, như MDF chống ẩm, MDF chống cháy, MDF siêu nhẹ,…
3. Thành phần và cấu tạo của gỗ MDF là gì?
Thành phần của gỗ MDF:
- Sợi gỗ (hay bột gỗ): Chiếm 80-85% thành phần, là nguyên liệu chính tạo nên cấu trúc của gỗ MDF. Sợi gỗ được nghiền mịn từ các loại gỗ tự nhiên như cây thông, cây keo, cây bạch đàn,…
- Keo: Chiếm 10-15% thành phần, có vai trò liên kết các sợi gỗ với nhau. Chất kết dính phổ biến nhất là keo ure-formaldehyde (UF), ngoài ra còn có keo melamine formaldehyde (MF), keo phenol formaldehyde (PF),…
- Vật liệu phụ gia khác: Chiếm 1-5% thành phần, bao gồm các chất như chất chống thấm nước; chất chống mối mọt: Bảo vệ gỗ MDF khỏi bị mối mọt tấn công.
Cấu tạo của ván gỗ MDF:
- Cấu trúc dạng sợi: Gỗ MDF được cấu tạo từ các sợi gỗ liên kết với nhau bằng chất kết dính. Cấu trúc này giúp gỗ MDF có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt.
- Mật độ cao: Mật độ của gỗ MDF thường nằm trong khoảng 600-800 kg/m³. Mật độ cao giúp gỗ MDF có khả năng chịu tải trọng tốt hơn và ít bị cong vênh, nứt.
- Bề mặt phẳng mịn: Bề mặt gỗ MDF phẳng mịn, không có vân gỗ như gỗ tự nhiên. Do đó, loại gỗ này rất thích hợp để sơn, phủ veneer, melamine hoặc làm các sản phẩm nội thất cần bề mặt phẳng để trang trí.
Cấu tạo của ván gỗ MDF
4. Thông số kỹ thuật
Đặc điểm | Ván MDF | Ván MDF chống ẩm |
Mật độ | 600 – 840 kg/m³ | 700 – 850 kg/m³ |
Độ dày | 2.5 – 25 mm | 2.5 – 25 mm |
Kích thước tấm MDF | 1220 x 2440 mm,
1830 x 2440 mm |
1220 x 2440 mm,
1830 x 2440 mm |
Cường độ uốn | 12 – 25 MPa | 14 – 28 MPa |
Độ giãn nở do ẩm | 10 – 12% | 5 – 8% |
Hàm lượng formaldehyde | E0, E1, E2 | E0, E1 |
Ứng dụng | Sản xuất nội thất, vách ngăn, trần nhà, sàn nhà,… | Sử dụng trong môi trường ẩm ướt như nhà bếp, nhà tắm,… |
Lưu ý: Các thông số kỹ thuật trên là những thông số phổ biến, tùy vào nhà sản xuất và loại ván cụ thể sẽ có các thông số chi tiết cụ thể khác nhau.
5. Các loại ván MDF, MDF chống ẩm
Với các thông tin trên, chắc các bạn đã hiểu gỗ MDF là gì. Vậy gỗ MDF có mấy loại? Trên thị trường, hiện nay các loại ván gỗ MDF thường được được chia làm 2 loại là:
MDF thông thường
MDF thường là loại cơ bản nhất của gỗ MDF, được làm từ sợi gỗ và keo công nghiệp. Ngoài ra, vật liệu MDF thường sẽ thích hợp cho các ứng dụng không yêu cầu chịu ẩm hoặc chống cháy đặc biệt.
Ván MDF loại thường
MDF chống ẩm
MDF lõi xanh chống ẩm được xử lý thêm các phụ gia để chịu ẩm tốt hơn so với MDF thường. Do đó, MDF chống ẩm thường được sử dụng trong những môi trường ẩm như vách, tủ bếp hoặc những nơi có độ ẩm cao khác. Có ba loại phổ biến:
MDF chống ẩm MMR
MDF chống ẩm MMR (Medium Moisture Resistance) là loại vật liệu được sản xuất để có khả năng chống ẩm vừa phải. Loại này thích hợp cho các ứng dụng trong môi trường có độ ẩm trung bình như: nhà vệ sinh gia đình, phòng tắm trong nhà,… hoặc những nơi có độ ẩm môi trường không quá cao. Không những vậy, MDF chống ẩm MMR thường có giá thành hợp lý và là lựa chọn phổ biến cho nhiều dự án xây dựng và nội thất.
MDF chống ẩm LMR
MDF chống ẩm LMR (Low Moisture Resistance) có khả năng chống ẩm thấp hơn so với MDF chống ẩm MMR. Đặc biệt, thích hợp cho các ứng dụng trong môi trường có độ ẩm thấp. Những nơi không tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc hơi ẩm như: phòng khách, phòng ngủ, hoặc phòng làm việc,..
MDF chống ẩm HMR
MDF chống ẩm HMR hay có tên High Moisture Resistance. Đây là vật liệu có khả năng chống ẩm cao nhất trong các loại MDF chống ẩm. Vì vậy, thường được sử dụng trong những môi trường có độ ẩm cao. Chính vì có độ chống thấm và độ bền cao nên MDF chống ẩm HMR thường có giá cao hơn so với các loại khác.
MDF chống ẩm có 3 loại được sử dụng phổ biến
MDF chống cháy
MDF chống cháy sẽ là vật liệu được xử lý bằng các chất phản ứng chống cháy hoặc được sản xuất với hợp chất chống cháy đặc biệt. Loại này thích hợp cho các ứng dụng đòi hỏi độ an toàn chống cháy cao, như tạo ra cấu trúc hoặc vật liệu nội thất trong các khu vực yêu cầu khả năng chống cháy cao.
MDF loại chống cháy
Xem thêm:
6. Tiêu chuẩn của ván MDF
Ván MDF là một sản phẩm gỗ công nghiệp có quy trình sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nồng độ các chất phụ gia, nhằm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Tiêu chuẩn ván MDF được quy định bởi nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia, bao gồm một số tiêu chuẩn như:
- Tiêu chuẩn quốc tế: ISO 16892:2016 và EN 316:2012
- Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 7753:2007
Các tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với ván MDF, bao gồm: mật độ, độ dày, độ phồng, độ giãn nở do ẩm, độ bám dính keo, khả năng chịu lực, hàm lượng formaldehyde, v.v.
Ngoài ra, keo formaldehyde là thành phần chính trong lõi của ván MDF. Nếu không ở trong mức yêu cầu thì có thể gây hại cho sức khỏe con người do khả năng phát tán cao trong không khí. Để phân loại ván MDF, người ta cũng thường dựa vào nồng độ phát thải formaldehyde và phân chia như sau:
Ván MDF được phân loại theo mức độ phát thải Formaldehyde (HCHO) dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như Châu Âu (E0, E1, E2), Nhật Bản (JIS), Mỹ (CARB P2) và Việt Nam (TCVN). Dưới đây là bảng tóm tắt các tiêu chuẩn phổ biến
- Tiêu chuẩn Euro (chuẩn châu Âu): E2, E1, E0, trong đó E2 có nồng độ formaldehyde cao nhất, E0 là sản phẩm có nồng độ phát thải thấp nhất Các sản phẩm MDF chuẩn E1, E0 ngày nay được sản xuất và tiêu thụ nhiều hơn thay thế cho loại E2.
- Tiêu chuẩn Mỹ (Carb P2, EPA): CARB P2 (California Air Resources Board – Pharse 2) là tiêu chuẩn phát thải formaldehyde để nhập khẩu vào bang California, Còn EPA (Environmental Protection Agency) là tiêu chuẩn áp dụng chung cho Hoa Kỳ
- Tiêu chuẩn Nhật Bản: JIS, thường được ký hiệu bằng chữ F và các ngôi sao phía sau, càng nhiều sao thì tiêu chuẩn càng cao càng khắt khe.
7. Quy trình sản xuất
Để sản xuất ván gỗ MDF, MDF chống ẩm sẽ được tạo ra từ hai phương pháp chính:
- Quy trình khô được làm với các công đoạn:
- Trộn bột gỗ, chất phụ gia và keo trong máy trộn sấy để tạo thành bột sợi.
- Rải đều bột sợi trên mặt phẳng, cào thành 2-3 tầng tùy theo kích thước mong muốn.
- Ép gia nhiệt các tầng bột sợi:
- Ép sơ bộ lần 1 để nén lại.
- Ép lần 2 để ép chặt tất cả các tầng với nhau.
- Cắt ván, bo viền.
- Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói.
- Quy trình ướt:
-
- Tưới nước vào bột gỗ nghiền nát để làm ướt, tạo thành vảy gỗ.
- Rải vẩy gỗ lên mâm ép, ép sơ bộ tạo ván sơ dày tiêu chuẩn.
- Cán hơi nhiệt ván sơ để nén chặt 2 mặt và rút nước.
- Cắt ván, bo viền.
- Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói.
Lưu ý:
- Quy trình ướt sử dụng nước nên cần kiểm soát độ ẩm cẩn thận để tránh ván bị cong vênh.
- Quy trình khô cho ra ván MDF có độ dày và mật độ cao hơn so với quy trình ướt.
Quy trình sản xuất được sản xuất với nhiều công đoạn tỉ mỉ
8. Báo giá ván MDF
Bạn có thể tham khảo bảng giá MDF chống ẩm và MDF thường bằng cách liên hệ với Yên Lâm theo thông tin:
- Email: yenlamcompany@gmail.com
- Hotline: 028 7300 4556
- Zalo: 0903796367
Báo giá gỗ LDF thường (1220x2440mm) | Liên hệ |
Báo giá gỗ MDF thường (1220x2440mm) | Liên hệ |
Báo giá MDF chống ẩm LMR (1220x2440mm) | Liên hệ |
Báo giá gỗ MDF chống ẩm MMR (1220x2440mm) | Liên hệ |
Báo giá ván Carb P2 (1220x2440mm) | Liên hệ |
Hãy để lại thông tin để Yên Lâm Veneer & HPL có thể liên hệ tư vấn và báo giá cho bạn
TƯ VẤN & BÁO GIÁ
Xem thêm:
- Ván HDF là gì? Ưu điểm và phân loại ván HDF
- Bảng báo giá gỗ ghép thanh mới nhất 2024
9. Ưu nhược điểm của ván MDF là gì?
Ưu điểm của ván MDF
- MDF có bề mặt phẳng mịn, dễ dàng sơn, bả, phủ veneer, melamine, laminate,… và gia công bằng các dụng cụ mộc thông thường.
- MDF có khả năng chịu lực tốt hơn so với gỗ ván dăm, ít bị cong vênh, nứt.
- MDF có khả năng chống ẩm tốt hơn so với gỗ tự nhiên, tuy nhiên vẫn có thể bị phồng rộp nếu tiếp xúc trực tiếp với nước trong thời gian dài.
- MDF có thể được cắt, bào, đục, khoan, vít một cách dễ dàng, giúp thi công nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
- MDF có giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Ván MDF có giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên
Nhược điểm của ván MDF
- Đối với các ván gỗ MDF thường có khả năng chịu nước kém, dễ bị phồng rộp nếu tiếp xúc trực tiếp với nước trong thời gian dài.
- Keo formaldehyde được sử dụng trong sản xuất MDF có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu nồng độ cao.
- MDF có độ dày giới hạn, thường từ 3mm đến 25mm, không phù hợp cho những ứng dụng cần độ dày lớn.
- Một số loại MDF có thể sử dụng keo formaldehyde không đạt tiêu chuẩn, dẫn đến nguy cơ độc hại cho người sử dụng.
Xem thêm:
10. Ứng dụng của gỗ MDF là gì?
Gỗ MDF được sử dụng rộng rãi bao gồm:
- Tủ bếp, tủ quần áo, kệ tivi, bàn ghế: Gỗ MDF là lựa chọn phổ biến cho các sản phẩm nội thất gia đình vì bề mặt phẳng mịn, dễ dàng sơn bả và giá thành rẻ.
- Vách ngăn, trần nhà: Gỗ MDF có thể được sử dụng để làm vách ngăn, trần nhà vì khả năng chịu lực tốt và chống ẩm tốt.
- Sàn nhà: Gỗ MDF có thể được sử dụng để làm sàn nhà vì khả năng chịu lực tốt và dễ dàng thi công.
- Cửa: Gỗ MDF có thể được sử dụng để làm cửa vì khả năng chịu lực tốt và chống ẩm tốt.
- Sản xuất đồ nội thất văn phòng, trường học, bệnh viện: MDF là lựa chọn phù hợp cho các không gian công cộng bởi tính bền bỉ, dễ lau chùi.
- Sản xuất đồ chơi, quà tặng: MDF có thể được sử dụng để tạo ra các sản phẩm sáng tạo, độc đáo.
- Sản xuất loa, thùng xe: MDF có khả năng cách âm tốt nên được sử dụng trong sản xuất loa, thùng xe.
Ván gỗ MDF, MDF chống ẩm
11. Vật liệu mặt phủ MDF phổ biến
MDF phủ melamine
MDF phủ Melamine là sự kết hợp tinh tế giữa vật liệu MDF và lớp bề mặt giả gỗ được tạo thành từ các chất công nghiệp. MDF phủ Melamine giúp bề mặt bền bỉ, mang lại vẻ đẹp tự nhiên của gỗ với đa dạng màu sắc và hoa văn. Đây làm cho MDF phủ Melamine trở thành lựa chọn lý tưởng cho việc làm cửa gỗ và các sản phẩm nội thất khác, nơi mà sự kết hợp giữa tính thẩm mỹ và độ bền là yếu tố quan trọng.
MDF phủ melamine mang lại vẻ đẹp tự nhiên của gỗ
MDF phủ laminate
MDF phủ laminate sử dụng chất liệu High-pressure laminate (HPL), một loại hợp chất chịu nước và chịu lửa tốt. Sự kết hợp giữa MDF và lớp laminate tạo ra một bề mặt trang nhã và bền bỉ, phù hợp cho việc phủ trên các sản phẩm nội thất và cửa gỗ. Khả năng chống nước và khả năng chịu lửa của laminate làm cho MDF phủ laminate trở thành lựa chọn an toàn và hiệu quả cho các ứng dụng trong môi trường ẩm ướt.
MDF phủ laminate phủ trên các sản phẩm nội thất và cửa gỗ
MDF phủ veneer
MDF phủ veneer sử dụng lớp veneer (ván lạng), là sản phẩm của việc lạng gỗ tự nhiên thành các lớp mỏng và được dán lên các lớp gỗ công nghiệp. Veneer mang lại vẻ đẹp tự nhiên và ấm áp của gỗ tự nhiên. Ngoài ra, cũng cung cấp một bề mặt chất lượng cao và đa dạng về màu sắc và vân gỗ. Sự kết hợp giữa MDF và veneer tạo ra các sản phẩm với vẻ đẹp tự nhiên và chất lượng không kém gì gỗ tự nhiên, phù hợp cho các ứng dụng nội thất cao cấp.
MDF phủ veneer mang lại vẻ đẹp tự nhiên và ấm áp của gỗ tự nhiên
MDF phủ acrylic
MDF phủ acrylic sử dụng lớp bề mặt bằng acrylic, một loại nhựa trong suốt hoặc có màu sắc khác nhau. Acrylic mang lại vẻ đẹp hiện đại và sang trọng với độ bóng và độ mịn cao, tạo ra một bề mặt sáng bóng và đồng nhất. Sự kết hợp giữa MDF và acrylic tạo ra các sản phẩm với vẻ đẹp hiện đại và sự lựa chọn màu sắc đa dạng, phù hợp cho các thiết kế nội thất và trang trí đương đại.
Trên đây là những thông tin mới nhất giải đáp cho bạn về các câu hỏi “Gỗ MDF là gì?” “Gỗ ép công nghiệp MDF, gỗ MDF tốt không?” và các thắc khác về thông số kích thước gỗ MDF. Nếu bạn đang tìm kiếm và cần tư vấn chi tiết về giá gỗ MDF chống ẩm hay giá tấm MDF chống ẩm, giá MDF chống ẩm 18mm,… hoặc có bất kỳ những thắc mắc hay thông tin cần tư vấn báo giá, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây nhé!
- Địa chỉ: 77 Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Email: yenlamcompany@gmail.com
- Hotline: 028 7300 4556
- Zalo: 0903796367