Gỗ HDF và MDF là hai loại vật liệu phổ biến trong ngành nội thất, mỗi loại đều có những ưu điểm riêng. Trong khi gỗ MDF được biết đến với khả năng dễ gia công, thì gỗ HDF lại nổi bật với độ bền và khả năng chịu lực tốt hơn. Nếu bạn đang tìm hiểu về sự khác biệt giữa gỗ MDF và HDF, hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây Yên Lâm sẽ giúp bạn so sánh gỗ HDF và MDF ngay nhé!
1. Sơ lược về gỗ HDF và MDF
Gỗ công nghiệp đã trở thành lựa chọn phổ biến trong sản xuất nội thất hiện nay. Trong số đó, gỗ HDF và MDF là hai loại lõi gỗ được ưa chuộng nhất. MDF hay Medium Density Fiberboard, là một loại ván sợi gỗ có độ dày trung bình, nổi bật với khả năng chịu nén cao. Sản phẩm này được tạo ra từ bột sợi gỗ, chất kết dính, và các phụ gia khác. Vì được gia công kỹ càng nên vật liệu có độ bền và khả năng chống cong vênh khá tốt.
Trong khi đó, gỗ HDF (viết tắt của High Density Fiberboard) là loại ván ép có mật độ cao, được sản xuất bằng cách ép và kết dính các sợi gỗ nhỏ. Với độ bền vượt trội và độ dày đa dạng từ 3mm đến 40mm nên gỗ HDF trở thành vật liệu lý tưởng cho các công trình vừa đòi hỏi độ bền cao, vừa chống nước, ẩm mốc tốt.
Gỗ HDF và MDF đều là loại gỗ công nghiệp nhiều người ưa chuộng
Cả gỗ HDF và MDF thường được ứng dụng rộng rãi trong nội thất, đồ gỗ trang trí, và nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên mỗi loại có nguồn gốc, độ bền và ứng dụng trong nhiều công trình khác nhau. Để biết gỗ MDF và HDF khác nhau thế nào hay HDF và MDF cái nào tốt hơn thì hãy cùng theo dõi các nội dung tiếp theo ngay nhé.
2. So sánh về nguồn gốc và thông số kỹ thuật
2.1. Về nguồn gốc gỗ HDF và MDF
Cả HDF và MDF đều được sản xuất từ gỗ, cụ thể là từ bột gỗ được nghiền nhỏ từ các loại gỗ rừng trồng như cao su, bạch đàn, keo, thông, giẻ lau và sồi. Chất kết dính thường là keo UF, được sử dụng để liên kết các sợi gỗ lại với nhau.
Ngoài bột gỗ, còn có các thành phần phụ gia khác như parafin và chất làm cứng để tăng cường các tính chất mong muốn cho sản phẩm. Quy trình sản xuất của cả hai loại gỗ này đều trải qua quá trình ép dưới nhiệt độ và áp suất cao để tạo thành tấm ván.
Sự khác biệt về nguồn gốc:
- MDF (Medium Density Fiberboard): Là ván sợi có mật độ trung bình, với tỷ lệ bột gỗ thường thấp hơn HDF, khoảng 75%. MDF thích hợp cho việc chế tác nội thất và các đồ dùng gia đình.
- HDF (High Density Fiberboard): Là ván sợi có mật độ cao, với tỷ lệ bột gỗ cao hơn, khoảng 80-85%. Điều này đồng nghĩa với việc HDF có cấu trúc chặt chẽ hơn, ít lỗ hổng hơn so với MDF, giúp tăng cường độ bền và khả năng chịu lực.
Tóm lại, cả gỗ HDF và MDF đều có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên, nhưng được xử lý và gia công theo các công nghệ khác nhau để tạo ra các sản phẩm có tính chất và ứng dụng khác nhau. Sự khác biệt chính giữa hai loại ván này nằm ở mật độ, từ đó dẫn đến những khác biệt về độ bền, khả năng chịu lực, cách âm và cách nhiệt.
2.1. Về thông số kỹ thuật gỗ HDF và MDF
Khi so sánh nguồn gốc của gỗ HDF và MDF, chúng ta thấy rằng mặc dù cả hai loại ván này đều được sản xuất từ thành phần bột gỗ và chất kết dính. Thế nhưng, chúng lại có sự khác biệt rõ rệt về thông số kỹ thuật, cụ thể về tỷ lệ thành phần và tính chất vật lý.
- Gỗ MDF (hay tên đầy đủ là Medium Density Fiberboard):
- Thành phần: Khoảng 75% là bột gỗ, 11-14% là keo UF, 6-10% là nước, và dưới 1% là các thành phần khác.
- Tỷ trọng: Từ 680-840 kg/m³.
- Đặc điểm: Với mật độ trung bình, MDF thường nhẹ hơn và dễ gia công, phù hợp cho nhiều ứng dụng trong sản xuất nội thất.
- Gỗ HDF (hay tên đầy đủ là High Density Fiberboard):
- Thành phần: Khoảng 80-85% là bột gỗ.
- Tỷ trọng: Từ 800-1040 kg/m³.
- Đặc điểm: HDF có mật độ cao hơn, tạo ra độ bền vượt trội và khả năng chịu lực tốt hơn, thích hợp cho các sản phẩm yêu cầu độ chắc chắn.
Sự khác biệt về nguồn gốc và thông số kỹ thuật giữa gỗ HDF và MDF không chỉ ảnh hưởng đến tính năng sử dụng mà còn quyết định lựa chọn của người tiêu dùng trong ngành nội thất.
Ván gỗ MDF và MDF có sự khác biệt về thông số kỹ thuật
3. Độ bền và ứng dụng của gỗ HDF và MDF
3.1 Độ bền của gỗ HDF và MDF
Khi so sánh về độ bền, gỗ HDF và MDF có sự khác biệt rõ ràng dựa trên mật độ sợi gỗ và cấu tạo. Gỗ HDF có mật độ cao hơn, giúp nó chịu va đập, chống thấm nước và cách âm, cách nhiệt tốt hơn so với MDF. Điều này làm cho HDF có độ bền vượt trội, đặc biệt phù hợp với các môi trường đòi hỏi khả năng chống chịu cao.
Tính chất | HDF | MDF |
Mật độ | Cao hơn | Thấp hơn |
Độ cứng | Cao hơn, chịu lực tốt hơn | Thấp hơn, dễ bị biến dạng khi chịu lực lớn |
Khả năng chống ẩm | Tốt hơn, ít bị phồng rộp | Kém hơn, dễ bị ẩm mốc, phồng rộp |
Khả năng chịu nhiệt | Tốt hơn | Kém hơn |
Độ bền bề mặt | Tốt hơn, ít bị trầy xước | Kém hơn, dễ bị trầy xước |
Cả hai loại gỗ đều có những ưu điểm riêng về độ bền, tuy nhiên từ bảng so sánh chúng cũng có những khác biệt đáng kể. Tùy vào từng công trình hay sản phẩm nội thất mà bạn nên nắm rõ độ bền mỗi loại để lựa chọn cho phù hợp nhất.
3.2 Ứng dụng của gỗ HDF và MDF
Từ độ bền của các chất liệu gỗ mà mỗi ứng dụng của gỗ HDF và MDF cũng sẽ được lựa chọn để làm các sản phẩm khác nhau.
Nhờ độ bền cao, Gỗ HDF thường được sử dụng trong :
- HDF thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm yêu cầu độ bền cao như sàn gỗ công nghiệp, cửa, tủ bếp,…
- Nội thất văn phòng, hội trường, nhà hát – những nơi yêu cầu tiêu âm và cách nhiệt.
- Các công trình ngoài trời hoặc những nơi có độ ẩm cao như: nhà tắm, nhà bếp…
- Các sản phẩm chịu lực tốt như cửa ra vào, vách ngăn.
Gỗ MDF với độ bền thấp hơn nhưng dễ gia công và có giá thành rẻ hơn, phù hợp cho:
- Nội thất gia đình như tủ quần áo, bàn ghế, kệ sách.
- Các đồ trang trí trong nhà, văn phòng làm việc thông thường.
Xem thêm:
Từ những đặc điểm trên, rõ ràng khi so sánh về độ bền, gỗ HDF và MDF đều có ưu thế riêng, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn loại gỗ phù hợp cho sản phẩm của mình. Nếu bạn đang phân vân không biết gỗ HDF và MDF cái nào tốt hơn, hãy cân nhắc nhu cầu sử dụng thực tế để có lựa chọn chính xác.
4. Giá thành của hai loại gỗ HDF và MDF
Giá thành của gỗ HDF và MDF có sự khác biệt lớn do đặc tính và chất lượng của mỗi loại. Trên thực tế, HDF là loại gỗ cao cấp hơn với mật độ sợi gỗ cao hơn, khả năng chịu lực và cách âm tốt hơn. Vì vậy giá thành của nó cũng đắt hơn so với MDF.
Giá gỗ HDF cao hơn so với MDF do chất lượng tốt hơn
Ngược lại, MDF có giá thành rẻ hơn, phù hợp cho các dự án yêu cầu chi phí thấp và không cần quá nhiều yêu cầu về độ bền.
- Gỗ MDF thường có giá dao động từ 300.000 – 600.000 VND/m³, tùy vào độ dày và chất lượng sản phẩm.
- Gỗ HDF có mức giá cao hơn, dao động từ 600.000 – 900.000 VND/m³, phù hợp cho những công trình cần độ bền và khả năng chống chịu cao.
Tuy nhiên, giá ván MDF và HDF sẽ thay đổi tùy theo biến động của thị trường và đơn vị cung cấp. Nếu bạn vẫn còn phân vân chưa biết nên chọn chất liệu nào cho công trình của mình, hãy liên hệ với Yên Lâm để được tư vấn chi tiết và chính xác nhất.
TƯ VẤN & BÁO GIÁ
5. Nên mua gỗ MDF và gỗ HDF ở đâu?
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ cung cấp gỗ HDF và MDF chất lượng, Công ty TNHH Yên Lâm là lựa chọn hàng đầu mà bạn có thể an tâm lựa chọn. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp gỗ công nghiệp, Yên Lâm luôn cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm gỗ uy tín và đa dạng.
Mua gỗ HDF và MDF tại Yên Lâm – uy tín và chất lượng
Tại Yên Lâm, các dòng ván MDF và HDF đều được kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng, đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cao, phù hợp cho mọi nhu cầu sản xuất nội thất.
- Chất lượng vượt trội: Gỗ MDF và HDF tại Yên Lâm đáp ứng tiêu chuẩn cao, mang lại độ bền vững cho công trình.
- Giá cả cạnh tranh: Yên Lâm luôn cập nhật giá cả thị trường, mang đến mức giá tốt nhất.
- Dịch vụ chuyên nghiệp: Chúng tôi cam kết tư vấn tận tình, đáp ứng mọi nhu cầu về mẫu mã, chất liệu, và giao hàng tận nơi.
Nếu bạn đang phân vân chưa biết chọn chất liệu nào phù hợp, hãy liên hệ với Yên Lâm để được tư vấn cụ thể nhất.
- Địa chỉ: 77 Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Email: yenlamcompany@gmail.com
- Hotline: 028 7300 4556
- Zalo: 0903796367